Cõi Tạm PDF

Thể loại: Thơ Ca;Văn Học
Tác giả : Nguyễn Thị Vinh
Tóm tắt nội dung:

Người đời xưa, người thời nay, trước sau lần lượt rời khỏi chốn này; nơi mà cho đến bây giờ, qua sự hiểu biết của con người về vũ trụ, vẫn chỉ thấy là chốn độc nhất có sự sống.

Giới thiệu sách

  • Lượt đọc :69
  • Kích thước :13.03MB
  • Số trang :179
  • Đăng lúc :4 tháng trước
  • Số lượt tải : 53
  • Số lượt xem : 435

Thông tin sách:

Nghĩ về cuộc đời, trăm năm cõi tạm, chẳng phải là ý tưởng mới lạ gì, nhưng mỗi người chúng ta có một cảm nhận riêng về cõi tạm. Người đời xưa, người thời nay, trước sau lần lượt rời khỏi chốn này; nơi mà cho đến bây giờ, qua sự hiểu biết của con người về vũ trụ, vẫn chỉ thấy là chốn độc nhất có sự sống. Có suối nguồn, cây cỏ, cầm thú và con người. Trái đất, như một hạt cát trong vô lượng dải Ngân Hà đây biển cát và trên hành tinh nhỏ bé này, đất nước ta chỉ là một dấu chấm than trên trang sách? Riêng nước Việt Nam mình cũng đã là một vườn địa đàng xanh tươi, rực rỡ ánh sáng đôi vầng nhật nguyệt, thánh thót tiếng chim, nồng nàn mùi hoa thơm. Trời cho con người sự sống và cho luôn cả cách sống. Rừng, biển, ruộng, vườn... Lúa ngô, khoai sắn, hoa trái bốn mùa. Trên tất cả vẫn là con người khôn ngoan, mạnh mẽ và tốt đẹp. Cuộc sống ở đâu và lúc nào cũng vô vàn miếng ăn, cái mặc, trời giúp cho con người no ấm. Sao trong cõi tạm này, chỉ mới trăm năm qua mà chúng ta gọi là thế kỷ Hai Mươi, đất nước ta trải từ thời phong kiến, thực dân, tới phát xít và cách mạng, song thời nào phần đông con người trong cõi tạm ấy đều sống khốn đốn và chết oan khuất như nhau?
Thời phong kiến, đất nước và con người Việt Nam được coi như của riêng một dòng họ; dòng họ hầu như chỉ biết ăn trên, ngồi trốc, lo xây nơi chôn mình trước khi chết: “Vạn Xuân là Vạn Xuân nào? Thành xây xương lính, hào đào máu dân”. Thời thực dân, cái cõi tạm của chúng ta giống như cảnh rừng núi trong sở thú, mà vị chúa tể núi rừng đành phải “ngậm một khối căm hờn trong cũi sắt". Thời phát xít, chỉ ba năm, từ 1942 tới 1945, khoảng hai triệu người chết đói vì quân Nhật bắt nhổ lúa, trồng đay, chạy xe lửa bằng thóc... Thời cách mạng, nhiều người chín chắn bảo rằng nó là cả ba thời kia gộp lại. Cũng xương lính, máu dân không hề tiếc; người dân cũng vẫn cắn răng, giằng con mắt mà nuốt lệ vào trong. Cái gì cũng cấm. Cấm cả sự tử tế và khôn ngoan! Kể từ năm 1945, tới nay 2001, 56 năm rồi mà nơi cõi tạm, Việt Nam thân yêu của chúng ta, cũng còn đang hốt hoảng mối lo: "Xóa đói, giảm nghèo”. Thử hỏi Trời hành người hay người hại người? Cõi tạm, với người bi quan, chỉ là quán đời, nơi những khách trọ đến trú chân rồi ra đi, vội vã sống cho qua ngày đau khổ, tạm bợ, trước khi vui mà trở về “cõi vĩnh hằng". Cõi tạm, với người lạc quan, được đến trần gian này một lần, dù chỉ một lần thôi, cũng đã tột cùng hạnh phúc. Nơi con người được được thấy phép màu của Trời Đất, thông qua tình thương của cha và tình yêu của mẹ, hết lòng nuôi mình mà không trông chờ gì ở một chút công đền, nợ trả. Nơi mà người thầy hay cô giáo, cầm tay ta dạy viết chữ O, vẽ một vòng tròn không chỗ hở; phải chăng đó dấu "khuyên son", đó là vầng trăng, mặt trời? Những bậc thầy khai tâm, mở mắt cho bao thế hệ học trò lớn lên; và người thầy ở lại, già đi trong cô đơn mà lòng vẫn vui khi nghe tin học trò mình nên người. Nên người nhờ những câu: “Nhiễu điều phủ lấy giá gương... Bầu ơi thương lấy bí cùng... Ở đời muôn sự của chung...” Nhất là cõi tạm này, đất nước ta, không thuộc của riêng ai cả. Nó là của chung, thứ kho báu mà Tổ Tiên để lại cho con cháu. Người nhà Trần, không thấy được cái ý nghĩa của cõi tạm, dang tay chôn sống tôn thất nhà Lý, mà sự bền vững của nhà Trần cũng chẳng được lâu. Nhà Lý, ý thức được sự tột cùng của đời sống cõi tạm, vua chúa dị ẩn từ, việc trị nước nhằm an dân tới hồi buông bỏ; đất nước loạn lạc, trăm họ đời dân cùng quẫn. Cho nên một người như tôi, không biết chi nhiều về kinh Dịch, cũng hiểu lờ mờ: “Trong âm có dương và trong dương có âm". Nơi vĩnh cửu có cái tạm thời hoặc ngược lại. Tôi cảm ơn sự soi sáng của nhiều nguồn tư tưởng, cho thấy: “Không nên tính sự bền vững cho riêng ta trong bối cảnh chính thân ta không vững bền. Chỉ có sự nối tiếp đời này, qua đời kia, là chẳng hề giới hạn trong trăm năm.” Muốn cái muôn đời ấy có được, ngay lúc này đây ở cõi tạm, con người trên cả nước ta cần phải được ăn, học và vui chơi. Cõi người thiếu một trong ba điều ấy, chưa phải là cõi sống. Lòng trang trọng với cuộc sống yên vui, của nhiều người, mới thật sự là an nhiên; dân tộc nương theo cái tạm thời mà thành ra đất nước trường sinh. Cách nay 12 thế kỷ, nhà thơ kiêm nhà giáo Đỗ Thu Nương đã viết bài tứ tuyệt Kim Lũ Y (Áo Tơ Vàng), trong đó có hai câu: "Khuyến quân mạc tích kim lũ y. Khuyến quân tích phủ thiếu niên thì." tạm dịch là: “Người dùng tiếc áo tơ vàng, mà nên tiếc lấy huy hoàng tuổi xuân. Áo tơ vàng đắt giá, vì đẹp và sang, nhưng mất đi còn có thể mua được. Tuổi trẻ thì không. Nhưng một thời dài ở nước ta, bao đời tuổi trẻ sống trong đói lạnh, sợ hãi hoặc bị ném mình vào trò chơi bình lửa cho các cuộc “thử làm lịch sử”. Thật đáng tiếc biết bao! Những người tuổi trẻ, thời Tây chiếm nước, chạy trốn sang Tàu, qua Nhật tìm đường cứu nước, mong ngày về... Rồi không bao giờ trở về nữa. Tuổi già nơi quê người, thật sự là “cõi tạm trong cõi tạm", như hoàng tử Lý Long Tường nhà Lý từng chạy loạn sang Cao Ly, dựng Vọng Quốc Đài, lúc mất ngài vẫn mong quay mặt về phương Nam. Suốt trăm năm chống Pháp, biết bao nhiêu nhà yêu nước của ta, không chịu về nước vì còn các chính quyền thân Tây, theo Tàu, lụy Mỹ; nhớ quê nhà mà đành ở lại quê người cho tới chết. Cô đơn. Cùng với trăm năm cõi tạm, bây giờ, dường như mỗi người biệt xứ còn có một cõi tạm riêng. Tập sách nhỏ này, “cõi tạm riêng tôi”, xin gửi tới quý bạn đọc lời cảm ơn đã châm chước cho thơ Cõi Tạm.
Nguyễn Thị Vinh.

Các nhà sách ở TPHCM

Nhà sách online hiện đại và kho sách ebook online tiện lợi, Website là nơi giúp bạn có những cuốn sách đúng với sở thích và cập nhật những đầu sách hay như: Sách Giáo Khoa · ‎Sách Trong Nước · ‎Sách Thiếu nhi · ‎Sách Tham Khảo

  • 1.Nhà sách Phương Nam
  • 2.Nhà sách Cá Chép
  • 3.Nhà sách Artbook
  • 4.Nhà sách Kim Đồng
  • 5.Nhà sách E.Book
  • 6.Hiệu sách Nhã Nam
  • 7.Nhà sách Alpha Books
  • 8.Nhà sách Fahasa
  • 9.Nhà sách Hải An
  • 10.Nhà sách Hà Nội
  • 11.Đường sách Nguyễn Văn Bình
  • 12.Nhà sách Tổng Hợp
  • 13.Đường sách cũ Trần Nhân Tông
  • 14.Nhà sách TriBooks
  • 15.Nhà sách Sahabook