Cách đọc phiên Thiết theo âm Hán Việt PDF

Tóm tắt nội dung:

Trong nhiều thế kỉ, ở các nước này chữ Hán đã được xem như là một thứ văn tự chính thống, đem dùng vào việc giảng dạy, thi cử, hành chánh, sáng tác văn học.

Giới thiệu sách

  • Lượt đọc :658
  • Kích thước :3.40MB
  • Số trang :43
  • Đăng lúc :1 năm trước
  • Số lượt tải : 420
  • Số lượt xem : 2.368

Thông tin sách:

SƠ LƯỢC VỀ NGUỒN GỐC PHIÊN THIẾT
Chữ Hán là một thứ chữ do người Trung Quốc sáng tạo, rồi dần dần trở thành một thứ văn tự chung cho một số dân tộc ở vùng Đông Nam Á như Triều Tiên, Nhật Bản, Việt Nam. Trong nhiều thế kỉ, ở các nước này chữ Hán đã được xem như là một thứ văn tự chính thống, đem dùng vào việc giảng dạy, thi cử, hành chánh, sáng tác văn học.
Tùy từng vùng từng xứ mà tiếng Hán được phát âm khác nhau, ngay tại Trung Quốc cũng có nhiều giọng đọc khác nhau, như tiếng Quảng Đông, Phúc Kiến, Triều Châu, Bắc Kinh. Các nước lân cận như Triều Tiên có cách đọc riêng của người Triều Tiên, gọi là Hán Triều người Nhật có cách đọc riêng của người Nhật, gọi là Hán Hòa người Việt Nam có cách đọc riêng của mình, gọi là Hán Việt (漢越).
Chữ Hán là một loại chữ biểu ý, không phải là loại chữ biểu âm nên không thể nhìn vào mặt chữ mà đọc được. Thế thì người Trung Quốc dùng cách nào để đọc được thứ chữ ấy? Từ thời Đông Hán (24, 25-225 TL) trở về trước, người Trung Quốc đã dùng hai lối chú âm: Trực âm và độc nhược. Trực âm là lối dùng chữ đồng âm để trực tiếp chú âm cho một chữ khác. Độc nhược còn gọi là độc như (ầu II) hay độc vị là lối dùng chữ có âm gần giống để chủ âm cho một chữ khác. Tuy nhiên, cả hai lối chú âm này đều có điểm hạn chế; trực âm không chủ âm được những chữ không đồng âm, độc nhược chú âm không chính xác. Vì thế, thời Đông Hán đã có phép phiên thiết .

Các nhà sách ở TPHCM

Nhà sách online hiện đại và kho sách ebook online tiện lợi, Website là nơi giúp bạn có những cuốn sách đúng với sở thích và cập nhật những đầu sách hay như: Sách Giáo Khoa · ‎Sách Trong Nước · ‎Sách Thiếu nhi · ‎Sách Tham Khảo

  • 1.Nhà sách Phương Nam
  • 2.Nhà sách Cá Chép
  • 3.Nhà sách Artbook
  • 4.Nhà sách Kim Đồng
  • 5.Nhà sách E.Book
  • 6.Hiệu sách Nhã Nam
  • 7.Nhà sách Alpha Books
  • 8.Nhà sách Fahasa
  • 9.Nhà sách Hải An
  • 10.Nhà sách Hà Nội
  • 11.Đường sách Nguyễn Văn Bình
  • 12.Nhà sách Tổng Hợp
  • 13.Đường sách cũ Trần Nhân Tông
  • 14.Nhà sách TriBooks
  • 15.Nhà sách Sahabook