(Gia Cát Lượng)/ Zhūge Liàng) tự là Khổng Minh (181–234), hiệu là Ngọa Long tiên sinh, là vị quân sư và đại thần của nước Thục thời hậu Hán. Ông là một chính trị gia, nhà quân sự, học giả và cũng là một nhà phát minh kỹ thuật. Trong quân sự, ông đã tạo ra các chiến thuật như: Bát Quái trận đồ (Hình vẽ tám trận), Liên nỏ (Nỏ Liên Châu, tên bắn ra liên tục), Mộc ngưu lưu mã (trâu gỗ ngựa máy). Tương truyền ông còn là người chế ra đèn trời (Khổng Minh đăng - một dạng khinh khí cầu cỡ nhỏ) và món màn thầu. Thân thế Gia Cát Lượng được biết tới nhiều qua tác phẩm Tam Quốc Diễn Nghĩa. Đi tìm sự thực lịch sử:Miếu thờ thừa tướng là đâyCấm thành rừng bách phủ đầy trước sauNắng xuân cỏ biếc một màuTiếng oanh trong lá toả vào không gianBa lần cầu kiến cao nhânHai triều đã tỏ lão thần tận tâmKỳ sơn giữa trận từ trầnKhách anh hùng để tần ngần lệ rơi.(Thừa tướng đất Thục - thơ Đỗ Phủ) Trong lịch sử hơn 5000 năm của Trung Quốc, Gia Cát Lượng là nhân vật truyền kỳ rất nổi tiếng, là một hình tượng rất đẹp. Những đức tính cao đẹp như trí, dũng, trung thành đều gộp cả ở con người ấy, suốt một thời đại đều in dấu ở chính khách rất được tán thưởng này, thậm chí đến cả những phục trang bên ngoài của ông như quạt lông, khăn nhiễu cũng đã thành y trang độc nhất vô nhị. Trong tác phẩm nổi tiếng Tam Quốc Diễn Nghĩa qua ngòi bút tô điểm của nhà viết tiểu thuyết La Quán Trung đời Minh, Gia Cát Lượng chẳng những là nhà tiên tri khả kính, nhà chiến lược đa mưu túc kế, nhà ngoại giao ăn nói hùng hồn, nhà chính trị nhìn xa trông rộng, nhà binh pháp xuất quỷ nhập thần, hơn nữa còn là một đạo gia thuật sĩ có tài hô phong hoán vũ, giẫm đạp thất tinh và có một siêu năng khác người. Mọi người ngưỡng mộ ông ở phong thái phong lưu, trí lự siêu phàm, tài kiêm văn võ, bất luận với một đối thủ lợi hại như thế nào, ví như những nhà quân sự thiên tài trong lịch sử Trung Quốc: Tào Tháo và Chu Du, ông đều coi là chẳng ra gì, lại còn đùa bỡn nữa. Có thể nói hết thảy những biến hoá trong trời đất ông đều sớm nắm chắc, song Gia Cát Lượng trong Tam Quốc Diễn Nghĩa, dẫu rằng được La Quán Trung tô vẽ và thần thoại hoá ra sao, liên tục sáu lần ra Kỳ Sơn, luôn đánh không thắng, cuối cùng phải nhận một kết cục bi thảm, gió thu thổi mãi gò Ngũ Trượng. Kỳ Sơn giữa trận từ trầnKhách anh hùng để tần ngần lệ rơi. Vậy suy cho cùng, một đời Gia Cát Lượng là được hay là thua? Vì sao với trí tuệ và nỗ lực siêu phàm của ông vẫn không đem lại kết quả mong muốn? Vì sao với một chính khách không thành công như vậy, sau hai nghìn năm, trăm họ ở Tứ Xuyên vẫn còn nhắc đến những kỳ tích trị quốc ở đất Thục của ông. Và những văn nhân mặc khách nổi tiếng nghìn năm như Đỗ Phủ, Lý Bạch, Lý Thương Ẩn đều sùng bái ông, đến cả viên tướng thiên tài là Nhạc Phi đã lừng danh tận trung báo quốc, đều đã đọc kỹ bản viết Xuất Sư Biểu nổi tiếng của Gia Cát Lượng và cùng bày tỏ sự tôn sùng vô hạn đối với ông. Đằng sau lớp sương khói của cuốn tiểu thuyết, con người thực của Gia Cát Lượng rốt cục là như thế nào? Lý tưởng của ông, trí tuệ của ông, mưu lược của ông, phong cách của ông, cuối cùng đâu là cái ta có thể nắm bắt được; đấy cũng là vấn đề rất hứng thú mà sẽ đề cập đến trong cuốn sách Khổng Minh Gia Cát Lượng đại truyện này. Dân gian thường có câu “sức trói gà không nổi”, câu ấy dùng để chỉ cái vẻ thư sinh của Gia Cát Lượng, cũng dùng để nói cái ý rằng: ông là con người của đầu óc, thực ra lại không đúng với vẻ ngoài đích thực của ông. Gia Cát Lượng là người đạt được mức tiêu chuẩn của những chàng trai vạm vỡ đất Sơn Đông, thân cao dư 8 thước cổ xưa, chừng 1,8m bây giờ, trông thể hình rất cao lớn, thời còn trẻ thường vẫn làm các việc cày bừa, thích tự làm lấy mà cũng làm luôn chân tay, thích sáng tạo ra các loại công cụ. Về cuối đời ông còn chế ra “nỏ liên châu”, “trâu gỗ ngựa máy”, thiết lập “bát trận đồ” tuyệt đối không phải là một tư tưởng gia đơn thuần chỉ động não động khâu mà không động tay chân. Ví như câu “sức trói gà không nổi”, cũng để chỉ một nhà chiến lược nổi tiếng thời Tây Hán là Trương Lương: Sách “Sử ký” miêu tả, ông ta “diện mạo giống như phụ nữ” là người thông tuệ, phong lưu và giàu tình cảm, là một mẫu mực thư sinh. Song Trương Lương vốn là kẻ to gan lớn mật, thời trẻ, để rửa nỗi nhục vong quốc, ông đã phải khuynh gia bại sản để học võ công, đâm Tần Thủy Hoàng ở Bác Lãng Sa. Tuy việc ấy không thành, song khi bị truy bắt khẩn cấp vẫn khôn khéo thoát khỏi, rõ ràng là người thư sinh này cũng đã sôi sục dòng máu vũ dũng trong người. Cũng ví như nói Gia Cát Lượng là người “sách hoạch cao thủ’'’ cũng hoàn toàn không đúng, ông thường nghiêm túc, trầm ngâm suy nghĩ, song hành động lại cẩn thận, mực thước, bởi vậy ít giao tiếp với bạn bè. Ở vào thời Đông Hán bấy giờ, giới thượng lưu chưa đánh giá cao đối với chàng thanh niên Gia Cát Lượng. Như Tam quốc chí đã ghi lại, Gia Cát Lượng thường ví mình vối các danh tướng thời Xuân Thu như Quản Trọng, Nhạc Nghị, song lúc bây giờ, chỉ có những danh sĩ Kinh Châu thường qua lại với ông như Tư Mã Huy, Từ Thứ, Thôi Châu Bình, những người này không tài hoa bằng ông, xem những tư liệu của chính sử, Gia Cát Lượng là người trí tuệ tài giỏi, bên ngoài có vẻ trầm ngâm, bản tính là một người nghiêm túc; khi thảo luận công việc, nói năng sôi nổi, song thường thì rất ít nói, thích suy tư làm việc cẩn thận, quan sát thấu đáo, nắm chắc tình hình, lại có óc tổ chức và phân tích, làm việc có chuẩn bị và sách lược đúng, có khả năng suy tưởng, thực là một chuyên gia sách lược tiêu chuẩn.">

Khổng Minh Gia Cát Lượng đại truyện PDF

Tác giả : Trần Văn Đức
Tóm tắt nội dung:

Ông là một chính trị gia, nhà quân sự, học giả và cũng là một nhà phát minh kỹ thuật.

Giới thiệu sách

  • Lượt đọc : 851
  • Kích thước : 2.46 MB
  • Số trang : 377
  • Đăng lúc : 3 năm trước
  • Số lượt tải : 671
  • Số lượt xem : 6.058

Thông tin sách:

Lời dẫn truyện:

Gia Cát Lượng (Trung: 诸葛亮 <諸葛亮> (Gia Cát Lượng)/ Zhūge Liàng) tự là Khổng Minh (181–234), hiệu là Ngọa Long tiên sinh, là vị quân sư và đại thần của nước Thục thời hậu Hán. Ông là một chính trị gia, nhà quân sự, học giả và cũng là một nhà phát minh kỹ thuật. Trong quân sự, ông đã tạo ra các chiến thuật như: Bát Quái trận đồ (Hình vẽ tám trận), Liên nỏ (Nỏ Liên Châu, tên bắn ra liên tục), Mộc ngưu lưu mã (trâu gỗ ngựa máy). Tương truyền ông còn là người chế ra đèn trời (Khổng Minh đăng - một dạng khinh khí cầu cỡ nhỏ) và món màn thầu. Thân thế Gia Cát Lượng được biết tới nhiều qua tác phẩm Tam Quốc Diễn Nghĩa.

Đi tìm sự thực lịch sử:
Miếu thờ thừa tướng là đây
Cấm thành rừng bách phủ đầy trước sau
Nắng xuân cỏ biếc một màu
Tiếng oanh trong lá toả vào không gian
Ba lần cầu kiến cao nhân
Hai triều đã tỏ lão thần tận tâm
Kỳ sơn giữa trận từ trần
Khách anh hùng để tần ngần lệ rơi.
(Thừa tướng đất Thục - thơ Đỗ Phủ)

Trong lịch sử hơn 5000 năm của Trung Quốc, Gia Cát Lượng là nhân vật truyền kỳ rất nổi tiếng, là một hình tượng rất đẹp.

Những đức tính cao đẹp như trí, dũng, trung thành đều gộp cả ở con người ấy, suốt một thời đại đều in dấu ở chính khách rất được tán thưởng này, thậm chí đến cả những phục trang bên ngoài của ông như quạt lông, khăn nhiễu cũng đã thành y trang độc nhất vô nhị.

Trong tác phẩm nổi tiếng Tam Quốc Diễn Nghĩa qua ngòi bút tô điểm của nhà viết tiểu thuyết La Quán Trung đời Minh, Gia Cát Lượng chẳng những là nhà tiên tri khả kính, nhà chiến lược đa mưu túc kế, nhà ngoại giao ăn nói hùng hồn, nhà chính trị nhìn xa trông rộng, nhà binh pháp xuất quỷ nhập thần, hơn nữa còn là một đạo gia thuật sĩ có tài hô phong hoán vũ, giẫm đạp thất tinh và có một siêu năng khác người.

Mọi người ngưỡng mộ ông ở phong thái phong lưu, trí lự siêu phàm, tài kiêm văn võ, bất luận với một đối thủ lợi hại như thế nào, ví như những nhà quân sự thiên tài trong lịch sử Trung Quốc: Tào Tháo và Chu Du, ông đều coi là chẳng ra gì, lại còn đùa bỡn nữa. Có thể nói hết thảy những biến hoá trong trời đất ông đều sớm nắm chắc, song Gia Cát Lượng trong Tam Quốc Diễn Nghĩa, dẫu rằng được La Quán Trung tô vẽ và thần thoại hoá ra sao, liên tục sáu lần ra Kỳ Sơn, luôn đánh không thắng, cuối cùng phải nhận một kết cục bi thảm, gió thu thổi mãi gò Ngũ Trượng.

Kỳ Sơn giữa trận từ trần
Khách anh hùng để tần ngần lệ rơi.

Vậy suy cho cùng, một đời Gia Cát Lượng là được hay là thua? Vì sao với trí tuệ và nỗ lực siêu phàm của ông vẫn không đem lại kết quả mong muốn? Vì sao với một chính khách không thành công như vậy, sau hai nghìn năm, trăm họ ở Tứ Xuyên vẫn còn nhắc đến những kỳ tích trị quốc ở đất Thục của ông. Và những văn nhân mặc khách nổi tiếng nghìn năm như Đỗ Phủ, Lý Bạch, Lý Thương Ẩn đều sùng bái ông, đến cả viên tướng thiên tài là Nhạc Phi đã lừng danh tận trung báo quốc, đều đã đọc kỹ bản viết Xuất Sư Biểu nổi tiếng của Gia Cát Lượng và cùng bày tỏ sự tôn sùng vô hạn đối với ông. Đằng sau lớp sương khói của cuốn tiểu thuyết, con người thực của Gia Cát Lượng rốt cục là như thế nào? Lý tưởng của ông, trí tuệ của ông, mưu lược của ông, phong cách của ông, cuối cùng đâu là cái ta có thể nắm bắt được; đấy cũng là vấn đề rất hứng thú mà sẽ đề cập đến trong cuốn sách Khổng Minh Gia Cát Lượng đại truyện này.
Dân gian thường có câu “sức trói gà không nổi”, câu ấy dùng để chỉ cái vẻ thư sinh của Gia Cát Lượng, cũng dùng để nói cái ý rằng: ông là con người của đầu óc, thực ra lại không đúng với vẻ ngoài đích thực của ông.

Gia Cát Lượng là người đạt được mức tiêu chuẩn của những chàng trai vạm vỡ đất Sơn Đông, thân cao dư 8 thước cổ xưa, chừng 1,8m bây giờ, trông thể hình rất cao lớn, thời còn trẻ thường vẫn làm các việc cày bừa, thích tự làm lấy mà cũng làm luôn chân tay, thích sáng tạo ra các loại công cụ. Về cuối đời ông còn chế ra “nỏ liên châu”, “trâu gỗ ngựa máy”, thiết lập “bát trận đồ” tuyệt đối không phải là một tư tưởng gia đơn thuần chỉ động não động khâu mà không động tay chân.

Ví như câu “sức trói gà không nổi”, cũng để chỉ một nhà chiến lược nổi tiếng thời Tây Hán là Trương Lương: Sách “Sử ký” miêu tả, ông ta “diện mạo giống như phụ nữ” là người thông tuệ, phong lưu và giàu tình cảm, là một mẫu mực thư sinh.

Song Trương Lương vốn là kẻ to gan lớn mật, thời trẻ, để rửa nỗi nhục vong quốc, ông đã phải khuynh gia bại sản để học võ công, đâm Tần Thủy Hoàng ở Bác Lãng Sa. Tuy việc ấy không thành, song khi bị truy bắt khẩn cấp vẫn khôn khéo thoát khỏi, rõ ràng là người thư sinh này cũng đã sôi sục dòng máu vũ dũng trong người.

Cũng ví như nói Gia Cát Lượng là người “sách hoạch cao thủ’'’ cũng hoàn toàn không đúng, ông thường nghiêm túc, trầm ngâm suy nghĩ, song hành động lại cẩn thận, mực thước, bởi vậy ít giao tiếp với bạn bè. Ở vào thời Đông Hán bấy giờ, giới thượng lưu chưa đánh giá cao đối với chàng thanh niên Gia Cát Lượng.

Như Tam quốc chí đã ghi lại, Gia Cát Lượng thường ví mình vối các danh tướng thời Xuân Thu như Quản Trọng, Nhạc Nghị, song lúc bây giờ, chỉ có những danh sĩ Kinh Châu thường qua lại với ông như Tư Mã Huy, Từ Thứ, Thôi Châu Bình, những người này không tài hoa bằng ông, xem những tư liệu của chính sử, Gia Cát Lượng là người trí tuệ tài giỏi, bên ngoài có vẻ trầm ngâm, bản tính là một người nghiêm túc; khi thảo luận công việc, nói năng sôi nổi, song thường thì rất ít nói, thích suy tư làm việc cẩn thận, quan sát thấu đáo, nắm chắc tình hình, lại có óc tổ chức và phân tích, làm việc có chuẩn bị và sách lược đúng, có khả năng suy tưởng, thực là một chuyên gia sách lược tiêu chuẩn.

Các nhà sách ở TPHCM

Nhà sách online hiện đại và kho sách ebook online tiện lợi, Website là nơi giúp bạn có những cuốn sách đúng với sở thích và cập nhật những đầu sách hay như: Sách Giáo Khoa · ‎Sách Trong Nước · ‎Sách Thiếu nhi · ‎Sách Tham Khảo

  • 1.Nhà sách Phương Nam
  • 2.Nhà sách Cá Chép
  • 3.Nhà sách Artbook
  • 4.Nhà sách Kim Đồng
  • 5.Nhà sách E.Book
  • 6.Hiệu sách Nhã Nam
  • 7.Nhà sách Alpha Books
  • 8.Nhà sách Fahasa
  • 9.Nhà sách Hải An
  • 10.Nhà sách Hà Nội
  • 11.Đường sách Nguyễn Văn Bình
  • 12.Nhà sách Tổng Hợp
  • 13.Đường sách cũ Trần Nhân Tông
  • 14.Nhà sách TriBooks
  • 15.Nhà sách Sahabook